Điều Trị Co Giật Chó Mèo Thiếu Canxi Sao Mới Hiệu Quả
theo phương pháp nào mới khoa học và thực sự hiệu quả? Trong bài viết này, bệnh viện thú y Pethealth xin gửi đến bạn những thông tin giá trị về căn bệnh này.
Để có thể bắt bệnh chính xác và điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi hiệu quả. Trước hết các bác sĩ thú y cần đến sự hợp tác thông tin từ phía chủ nuôi. Do đó, bạn cần thường xuyên để ý đến những biểu hiện khác lạ của thú cưng. Đặc biệt trong thời kỳ nhạy cảm là trước và sau khi sinh con.
Đơn giản từ những hành động nhỏ hàng ngày, dần dần tích tiểu thành đại, thú cưng của bạn đã thiếu hụt đi một lượng lớn khoáng chất canxi. Vì sao chó bị thiếu canxi? Nguyên nhân chính là:
- Phần lớn chó bị thiếu canxi là do chế độ nuôi dưỡng không tốt. Khẩu phẩn ăn của chó mèo thiếu hai thành phần canxi và phốt-pho.
- Tỷ lệ canxi hoặc phốt-pho không cân đối. Thường thì do canxi thiếu, phốt-pho thừa.
- Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides).
- Chó mèo đi lại bồn chồn. Không còn tươi tỉnh, chạy nhảy vui đùa như mọi ngày.
- Thú cưng bị nôn mửa nhanh. Sốt cao trên 41 độ C.
- Gây co giật, co cứng toàn thể với sự run rẩy toàn thân và mất ý thức. Hai chân sau của thú cưng yếu run rẩy, không đứng vững. Việc đi lại trở nên khó khăn, thường đi siêu vẹo.
- Sau đó, chó mèo nằm duỗi thẳng chân, không đứng lên được, rung cơ, co giật cục bộ cơ. Thỉnh thoảng thấy thú cưng thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng.
Nhiều chủ nuôi thú cưng ngay cả khi biết thú cưng mắc bệnh vẫn chủ quan tự cho uống thuốc tại nhà. Bởi thông thường nhiều người chỉ nghĩ đơn giản nếu "thiếu thì bổ sung". Tức là họ điều trị mèo, chó bị co giật liên tục do thiếu canxi bằng cách cho uống viên canxi ngay lúc đó.
Trong quá trình khám chữa hơn 13 năm nay, các bác sĩ tại bệnh viện thú y Pethealth đã tiếp nhận không ít ca khi chủ nuôi mang thú cưng đến khám thì biểu hiện bệnh đã khá nặng. Vậy làm sao để thú cưng không phải chịu những đau đớn thể xác từ căn bệnh này gây ra?
Đối với việc điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi trước sinh, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc dịch tiêm truyền cho thú cưng. Cụ thể:
- Gluconat canxi hay Cloruacanxi truyền tĩnh mạch cho chó với liều 5 - 10 ml/con. Tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Calcium fort tiêm bắp cho chó liều 10 ml/con/ngày. Đối với mèo tiêm 5ml/con/ngày.
- Ravitfor, Carbiron: thuốc bại liệt cặp thuốc gồm 1 cặp hai ống, 1 ống chứa Canxium Gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B. Khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10 ml/con/ngày. Liều lượng tiêm đối với mèo là 5 ml/con/ngày.
- Trợ tim mạch bằng cách tiêm Spartein liều 2 - 3 ml/con. Tiêm long não nước 5% với liều 2 - 3 ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ.
- Bổ sung canxi cho chó. Trợ sức, trợ lực bằng cách: tiêm bắp vitamin B1, B12, C...
Mắc dù có tên thuốc và liều dùng đã được nêu ra phía trên. Tuy nhiên, các chuyên gia thú y không hề khuyến khích việc bạn tự mua thuốc và tiêm truyền tại nhà nếu chưa có kiến thức y khoa về vật nuôi.
. Thú cưng có khả năng bị phản ứng với những thành phần của thuốc mà bạn chưa từng biết trước đây.
Những tình huống như vậy bạn sẽ khó kịp ứng biến và xử lý chính xác tình trạng diễn biến. Do đó, cần điều trị dưới sự hướng dẫn chỉ định và theo dõi của bác sĩ thú y.
Sau khi mang thai và hạ sinh một bầy con dễ thương, việc chăm sóc thú cưng mẹ sau sinh cần rất nhiều sự quan tâm từ bạn. Giai đoạn này thú cưng mẹ cần ăn rất nhiều để sản sinh ra lượng sữa dồi dào.
Bởi lượng sữa chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa phải tăng tốc quá tải. Bạn có thể giúp đỡ thú cưng mẹ như sau:
- Cách ly với bầy con một vài hôm, để chó mèo mẹ hồi sức
- Nếu chó mèo con đã có thể tự ăn được (trên 25 ngày tuổi thì có thể cai sữa luôn).
- Hạ nhiệt gấp bằng cách chườm nước lạnh hoặc tắm nước mát. (nếu nhiệt độ ngoài trời ấm)
- Để thú cưng mẹ nơi thoáng mát. Cho ăn nhẹ, uống sữa tươi, cháo thịt nạc. Hoặc một chế độ ăn dinh dưỡng khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên vuốt ve thú cưng mẹ hơn để tránh chúng bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Từ đó dễ dẫn đến việc chán hoặc bỏ ăn và thể trạng sa sút.