Bị Chuột Cắn Có Nguy Hiểm Không? Những Nguy Cơ Mắc Bệnh Khi Bị Cắn
Sau khi bị chuột cắn đa phần người bệnh sẽ ít quan tâm và nghĩ không có chuyện gì? Tuy nhiên với một số người sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:
Đau cứng cơ cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi
Vẻ mặt nhăn nhó do cơ mặt cứng liên tục
- Có cảm giác đau nhiều do nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, sốt cao.
- Nếu nặng có thể gặp phải trường hợp đau đầu, sinh ảo giác, mê sảng.
Ngoài ra, người bị con chuột cắn sẽ có nguy cơ mắc mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe.
là loài vật gặm nhấm khá nguy hiểm, trên người chúng có những vi khuẩn ký sinh, không gây hại cho chúng nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Khi bị chuột cắn nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể mắc phải một số bệnh truyền nhiễm từ chuột.
Bệnh Sodoku hay còn gọi là nhiễm độc, sau khi bị chuột cắn người ta tìm thấy ở bệnh nhân những xoắn khuẩn spirillum minus và xoắn khuẩn gram âm ngắn không mọc được ở trong môi trường nhân tạo.
Chúng thường được tìm thấy ở cơ lưỡi của các loài động vật như: chuột, chó, mèo và chỉ được lây qua các vết cắn, cào hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc như ăn thức ăn dính nước bọt, nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh.
Thời gian ủ bệnh Sodoku là từ 5 ngày đến 4 tuần triệu chứng thường là sốt cao đột ngột, ớn lạnh, sốt thành từng cơn, không có chu kỳ cố định, cơn sốt kéo dài từ 1 đến 3 tháng, da sần xuất huyết, ngoài ra còn có các biểu hiện như đau cơ, đau khớp, đau đầu, nặng có thể gây ảo giác, mê sảng…
Đây là bệnh sốt do chuột cắn nguyên nhân là do trực khuẩn Gram âm Streptobacillus moniliformis gây ra, thời gian ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày với những biểu hiện như: sốt cao, gai rét, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng khác sinh sau 10 đến 14 ngày.
Trường hợp nặng có thể để lại các biến chứng như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não…
Một loại bệnh cũng thường gặp khi bị chuột cắn chính là bệnh vàng da xuất huyết gây ra từ xoắn khuẩn Leptospirose, thường sống ký sinh tại động vật gặm nhấm không gây bệnh cho chúng nhưng truyền nhiễm qua cho con người thông qua vết cào, cắn, đồ ăn dính phải nước bọt hay nước tiểu của động vật.
Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày, biểu hiện của bệnh bắt đầu là sốt, vàng da, vàng mắt, sưng huyết kết mạc, đau cơ kéo dài từ 4 đến 7 ngày sau đó da có màu cam, suy thận, vàng mắt, nổi nốt hồng ban.
Virus Hanta có thể gây bệnh cho người trên toàn thế giới nhưng lại không gây bệnh cho các loài gặm nhấm, do đó khi bị chuột cắn mà không xử lý kịp thời bạn có thể nhiễm phải virus Hanta.
Virus Hanta ký sinh ở chuột, chó, mèo… một vài động vật gặm nhấm khác, chúng không gây bệnh cho ký chủ nhưng thông qua ký chỉ gây bệnh cho người tiếp xúc với ký chủ.
Đây là loại virus gây ra 2 thể bệnh với tỉ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận và hội chứng phổi do virus Hanta.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần, biểu hiện là sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, đau phần dưới lưng, biếng ăn, khát nước, buồn nôn, đau bụng, xuất huyết.
Tỉ lệ tử vong khi nhiễm phải 2 thể bệnh của virus Hanta là 40-50%, những người khỏi bệnh phục hồi nhanh chóng, chứng năng phổi trở lại bình thường sau khi khỏi.
Khi bị chuột cắn việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương chuột cắn bằng xà phòng, tuyệt đối không được nặn máu vết thương vì có thể làm vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hơn.
Sau khi rửa sạch bằng xà phòng thì sát khuẩn vết thương bằng cồn Iod. Băng vết thương lại bằng gạc sạch và khô, có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương sau khi băng lại bằng gạc sạch.
Cuối cùng bạn nên đến ngay bệnh viện để được sơ cứu, tiêm uốn ván ngay khi cần thiết. Đồng thời nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu bị chuột cắn không nên tùy tiện sử dụng thuốc sát trùng mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đó tiến hành sát trùng, đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh, chích ngừa và cấp toa thuốc phù hợp dành cho thai phụ.
So với việc điều trị khi chuột cắn thì phòng ngừa luôn là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất vậy phòng ngừa chuột cắn bằng cách nào?
Mắc màn trước khi ngủ để tránh chuột chui vào màn cắn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc nhiều tạo nơi trú ẩn và sinh sản của chuột.
- Nuôi mèo trong nhà, nghe thấy tiếng mèo kêu chuột sẽ sợ và tránh xa.
- Dùng bẫy chuột ở những nơi chuột qua lại, không dùng tay bắt chuột tạo cơ hội cho chúng cắn bạn.
- Ngoài ra để đuổi chuột ra khỏi nhà bạn cũng có thể sử dụng những mùi hương mà chuột không thích như tinh dầu bạc hà, mùi tỏi, vỏ cam…