Đau Dạ Dày Ăn Nho Được Không, Nên Ăn Thế Nào Cho Tốt?

Đau dạ dày ăn nho được không? Ăn có tác dụng gì?

Từ trước đến nay, nho thường xuyên được dùng là làm món tráng miệng hoặc góp mặt trong bữa ăn phụ bởi chúng có vị ngọt tự nhiên, lành tính mà lại có nhiều giá trị dinh dưỡng. Do đó, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất ưa chuộng loại quả này.

Vậy nên trước khi tìm câu trả lời người bị đau dạ dày ăn nho được không thì chúng ta cùng xem chúng có những tác dụng nào:

  • Trong 10g nho chứa 0,14g chất xơ và hàm lượng nước lên đến 75 - 85% nên khi ăn nho người bệnh đau dạ dày sẽ cải thiện được chứng táo bón, phân mềm và dễ đi hơn.
  • Nho có tính bình, vị ngọt mát, bổ thận mát gan nên cơ thể cũng sẽ được thanh lọc tự nhiên, quá trình trao đổi chất từ đó cũng được diễn ra thuận lợi hơn. Hệ tiêu hóa cũng sẽ được giảm bớt gánh nặng, không bị thương tổn thêm mà còn có thể phục hồi chức năng nhanh chóng.
  • Hoạt chất Polyphenol. Polyphenol có trong nho có tác dụng chống oxy hóa, nên chúng sẽ ngăn ngừa và bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại những tác nhân gây ung thư.
  • Nho cũng thuộc loại hoa quả mềm, nên tương đối dễ tiêu hóa, không làm hoạt động nhu động ruột tăng và giảm kích thích vào những vết thương tổn của dạ dày. Từ đó triệu chứng đau bụng cũng sẽ không bị xuất hiện nếu ăn nho.
  • Quả nho có khả năng làm lượng vi khuẩn trong dạ dày được cân bằng, như vi khuẩn Hp gây hại cũng sẽ bị ức chế, tiêu diệt.
  • Với hàm lượng Kali có trong nho cũng phần nào giúp cơ thể được thư giãn, giảm stress hiệu quả. Nên người bệnh cũng giảm được phần nguy cơ bệnh nặng hơn, vì các chuyên gia cũng nhận định rằng việc giữ tinh thần thoải mái cũng phần nào giúp bệnh được cải thiện tích cực hơn.
  • Với một số loại vitamin (B1, B2, C, K), acid folic, sắt, kẽm có trong nho cũng đủ cung cấp dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Nên khi ăn người bệnh sẽ cải thiện được hệ thống miễn dịch, sức đề kháng cũng tăng nhiều hơn. Từ đó quá trình phục hồi, lành bệnh và ngăn ngừa bệnh cũng hiệu quả hơn nhiều.

Chính nhờ vào những công dụng tuyệt vời kể trên, nên các chuyên gia cũng đưa ra kết luận rằng đau dạ dày có nên ăn nho. Thậm chí một số bệnh lý khác cũng có thể ăn nho để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, như: tiểu tiện khó, bệnh gan, bệnh tim, mắt kém, phù thũng, hụt hơi mất sức,...

Lời khuyên: Cách ăn nho dành cho người đau dạ dày

Bên cạnh việc đưa ra câu trả lời đau dạ dày có ăn nho được không thì các chuyên gia cũng có một vài lời khuyến cáo về cách ăn đúng cách, đó là:

  • Khoảng 100g/ngày, vì trong nho có thành phần axit hữu cơ, nếu ăn nhiều cũng có thể phản tác dụng và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương hơn.
  • Nên ăn từ 3 - 4 lần/ tuần, hạn chế ăn thường xuyên.

  • Không ăn khi bụng đói, nó sẽ khiến bụng cồn cào và ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
  • Nên ăn nho sau khi dùng bữa khoảng nửa tiếng.

  • Nên chọn loại quả chín để ăn, vì càng xanh thì hàm lượng axit càng nhiều.
  • Chọn những quả tươi, nó sẽ còn nhiều dinh dưỡng hơn và tốt cho cơ thể.

  • Trên thị trường có nhiều loại nho giá rẻ, nhưng chất lượng và nguồn gốc không được đảm bảo. Vậy nên người bệnh cần phải tìm địa chỉ uy tín để mua, khi đó mới hạn chế được những nguy cơ ngộ độc vì nho nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra, trước khi ăn thì người bệnh nên rửa sạch với nước, hong cho khô nước mới ăn. Nếu dạ dày đang trong thời điểm nhạy cảm thì nên bóc bỏ vỏ rồi mới dùng để đảm bảo nhất.

Một số chế phẩm từ nho mà người đau dạ dày có thể ăn được

Trên thực tế thì người bệnh đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, xuất huyết dạ dày...) thường sẽ được khuyến cáo là không sử dụng thức uống có chứa chất kích thích, cồn. Tuy nhiên, với rượu vang làm từ nho thì lại khác, có không ít ý kiến của chuyên gia cho rằng dùng rượu vang nho với liều lượng phù hợp thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Minh chứng cụ thể, nhà khoa học và các bác sĩ chuyên khoa ở Anh đã có công trình nghiên cứu về vấn đề này và cho ra kết quả rằng: Lượng người uống rượu vang nho có nguy cơ nhiễm bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP ít hơn 11% so với người không uống.

Liều lượng thích hợp được khuyến cáo đối với phụ nữ mỗi lần chỉ nên uống 100ml, nam giới có thể nhiều hơn từ 100ml - 200ml, tuy nhiên một tuần không được uống quá 500ml.

Đối với người đau dạ dày không thích hương vị nho thì có thể kết hợp với trái cây ưa thích khác để làm tăng khẩu vị. Tuy nhiên hạn chế kết hợp nhiều vị một lúc, vì có thể chúng có chất kị nhau nêu uống có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

Vì vậy, người bệnh chỉ nên kết hợp từ 50g nho tươi với một số loại quả lành tính: dưa hấu, táo, kiwi... để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đối với thức uống bổ dưỡng này sẽ càng hấp dẫn hơn nếu bạn sử dụng nho tím kết hợp với s ữa tươi đã tách béo và 1 hộp sữa chua không đường.

Sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 chút đá cho đến khi mịn thì tắt để món sinh tố dễ uống hơn. Tuy với cách này thì người bệnh cũng chỉ nên sử dụng một tuần từ 2 - 3 lần, không nên uống hằng ngày vì có thể gây nên tình trạng thừa chất và trướng bụng do cơ thể khó dung nạp.

Đối với bệnh nhân có vấn đề về đường huyết hay mắc bệnh tiểu đường thì không nên dùng chế phẩm nho này, vì nho khô đã bị loại bỏ hết nước nhưng lượng đường trong đó thì còn nguyên. Nếu dung nạp nhiều sẽ khiến đường huyết bị tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, những bệnh nhân đau dạ dày có trứng táo bón thì cũng có thể lựa chọn thực phẩm này để ăn, mỗi lần chỉ nên ăn từ 10g - 20g để nhuận tràng và đại tiện thuận lợi hơn.

Bên cạnh những chế phẩm trên được làm từ quả nhỏ, thì đây cũng là một trong những loại không chỉ riêng nhiều người bệnh dạ dày săn lùng, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Bởi trong chiết xuất hạt nho có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chống lão hóa, chống các chứng rối loạn tiêu hóa, xơ vữa động mạch, cải thiện vết thương hở và bảo vệ tim mạch rất tốt.

Tuy nhiên trên thị trường xuất hiện khá nhiều sản phẩm chiết xuất hạt nho kém chất lượng, nên người bệnh cần chọn tìm địa chỉ uy tín để mua và loại bỏ nguy cơ bị mua hàng nhái, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn có câu trả lời bị đau dạ dày ăn nho được không?

Next Post Previous Post